Phân tích Ưu Nhuợc điểm khi Bán hàng trên Website và sàn Thương Mại Điện Tử?

Vietnam E-commerce

Với bối cảnh sàn Thương Mại Điện Tử (TMĐT) phát triển mạnh mẽ, các doanh nghiệp đang có nhiều cơ hội hơn bao giờ hết để tự xây dựng và quảng bá thương hiệu cá nhân, thương hiệu nhãn hàng trực tuyến. Từ việc thiết lập cửa hàng trên website cho đến gia nhập các sân chơi lớn như sàn TMĐT Shopee, Lazada và Tiki. Trong bài blog sau đây, chúng ta sẽ cùng nhau khám phá tiềm năng thị trường TMĐT tại Việt Nam, đồng thời phân tích các ưu và nhược điểm khi bán hàng trên website so với bán trên sàn TMĐT.

Tổng quan thị trường TMĐT tại Việt Nam​

Sự phát triển của công nghệ và thu nhập của người tiêu dùng tăng nhanh là hai yếu tố chính góp phần đáng kể vào sự tăng trưởng của thị trường Thương Mại Điện Tử (TMĐT) trong những năm gần đây.

Sự phát triển và thâm nhập của các sàn TMĐT lớn như Shopee, Tiki và Lazada đã mở ra vô vàn cơ hội cho doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến và gia tăng thu nhập.  Bên cạnh chiến lược hướng đến sàn TMĐT thì vẫn có nhiều doanh nghiệp vẫn lựa chọn phát triển và xây dựng một website của riêng mình như một công cụ chính để xây dựng thương hiệu.

Vậy đâu sẽ là sự lựa chọn phù hợp dành cho doanh nghiệp của bạn? Hãy cùng nhau tìm hiểu về những ưu và nhược điểm của cả hai kênh bán hàng này để đưa ra quyết định phù hợp nhất nhằm tối ưu hoạt động kinh doanh của bạn.

Bán hàng trên Website: Xây dựng nhận diện thương hiệu riêng và bền vững

Mô hình bán hàng trên Website cho phép doanh nghiệp tự tạo nên dấu ấn thương hiệu cá nhân, thể hiện sự độc đáo riêng qua những thiết kế, cũng như trực tiếp xây dựng mối quan hệ thân thiết với khách hàng. Thông qua Website riêng, doanh nghiệp có thể tập trung đem lại trải nghiệm xuất sắc cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, mô hình này cũng sẽ có những ưu và nhược điểm nhất định như:

Ưu điểm:

  • Khả năng kiểm soát thương hiệu: Thiết lập nhận diện thương hiệu riêng biệt và toàn quyền sở hữu, kiểm soát các vấn đề xung quanh sản phẩm.
  • Tương tác với khách hàng: Trực tiếp xây dựng mối quan hệ thân thiết với khách hàng, đồng thời thu thập insight, sở thích và xu hướng tiêu dùng của họ.
  • Cá nhân hóa trải nghiệm từng khách hàng: Khi không còn phải cạnh tranh với hàng trăm thương hiệu khác nhau và theo khuôn khổ của sàn TMĐT, doanh nghiệp có thể cá nhân hóa không gian mua sắm dựa theo trải nghiệm và sở thích của từng khách hàng.

Nhược điểm:

  • Cần nhiều tài nguyên: Xây dựng và duy trì một thương hiệu trên website đòi hỏi sự đầu tư đáng kể về thời gian, tài chính và chuyên môn.
  • Tạo lưu lượng truy cập: Các doanh nghiệp phải tìm cách tăng khả năng hiển thị thương hiệu, đẩy lưu lượng truy cập đến trang web thông qua các chiến lược marketing.
  • Quản lý vận hành: Việc quản lý hàng tồn kho, hoàn tất đơn hàng và chăm sóc khách hàng đòi hỏi thời gian và nhân lực khá nhiều cho doanh nghiệp.

Bán hàng trên sàn TMĐT:  Khai thác tệp khách hàng có sẵn của sàn

Các sàn TMĐT có khả năng cung cấp cho doanh nghiệp lượng lớn khách hàng tiềm năng, phù hợp với sản phẩm hiện có,  đồng thời tích hợp các tính năng giúp giao dịch online trở nên dễ dàng vàliền mạch hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, bán hàng trên sàn TMĐT cũng có  một vài nhược điểm mà doanh nghiệp cần chú ý đến:

Ưu điểm:

  • Mức độ nhận diện: Tăng mức độ nhận diện thương hiệu hiệu quả khi hàng triệu người tiêu dùng trực tuyến tìm kiếm từ khóa, sản phẩm tương tự của doanh nghiệp.
  • Dễ thiết lập: Quy trình triển khai được đơn giản hóa giúp các doanh nghiệp ở mọi quy mô đều có thể tự thực hiện được.
  • Cơ sở hạ tầng: Tận dụng hệ thống hậu cần và hệ thống thanh toán có sẵn của sàn TMĐT để sắp xếp các hoạt động vận hành hợp lý hơn.

Nhược điểm:

  • Cơ cấu chi phí: Doanh nghiệp phải chịu phí niêm yết sản phẩm và phí giao dịch cho mỗi lần bán, ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận trung bình.
  • Quyền kiểm soát bị hạn chế: Người bán trên các sàn TMĐT bị hạn chế trong quyền kiểm soát về việc xây dựng hình ảnh thương hiệu, trải nghiệm khách hàng và các chính sách kinh doanh.
  • Tính cạnh tranh cao: Doanh nghiệp phải cạnh tranh với các đối thủ khác mới, đồng thời chịu ảnh hưởng của chương trình khuyến mãi khác nhau từ mỗi sàn TMĐT.

Vậy đâu là sự lựa chọn phù hợp dành cho bạn: Kinh doanh trên website hay sàn TMĐT?

Quyết định giữa việc thiết lập cửa hàng trên website của doanh nghiệp hay tận dụng lợi thế của sàn TMĐT phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau (cách xây dựng thương hiệu, đối tượng khách hàng và nguồn lực). Bạn có thể tham khảo thêm dựa vào các tiêu chí sau:

  • Kinh doanh trên website: Đây là mô hình lý tưởng cho các doanh nghiệp  muốn kiểm soát hoàn toàn hình ảnh thương hiệu trực tuyến và đề cao việc xây dựng mối quan hệ với khách hàng
  • Kinh doanh trên sàn TMĐT: Thích hợp cho các doanh nghiệp muốn khai thác đối tượng khách hàng hiện có, hưởng lợi từ cơ sở hạ tầng đã được thiết lập sẵn của sàn để giảm thiểu chi phí tự thành lập cửa hàng trực tuyến.

Tiềm năng phát triển của TMĐT tại Việt Nam

Để theo kịp với sự phát triển nhanh chóng của TMĐT tại Việt Nam, các doanh nghiệp phải thích ứng và đổi mới để đón đầu xu hướng. Cho dù bạn chọn kinh doanh trên website hay trên sàn TMĐT, điều quan trọng là bạn phải hiểu rõ đối tượng khách hàng, biết cách tận dụng điểm mạnh và độc đáo của cá nhân doanh nghiệp để tạo ra  giá trị đặc biệt cho người tiêu dùng.

Kinh doanh online là một hành trình thú vị, đầy cơ hội nhưng cũng vô vàn thách thức. Bằng cách cân nhắc cẩn thận ưu và nhược điểm của mỗi mô hình đem lại, bạn có thể vạch ra lộ trình phát triển phù hợp với mục tiêu doanh nghiệp trong thời đại thương mại kỹ thuật số.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *